
Thớt có chứa nhiều hơn khoảng 200% vi khuẩn so với bồn cầu, nếu không vệ sinh thớt sạch sẽ là bạn đang rước bệnh cho cả nhà.
Thớt là một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp mà mỗi gia đình thường dùng để chuẩn bị đồ ăn, từ việc thái thịt sống, cá cho đến những việc nhỏ nhất như bóc tỏi… Chính vì vậy mà việc vệ sinh thớt cực kì quan trọng.
Xem thêm:
- Giảm giá 41% – Thớt có chân kiêm mặt úp bát 2 trong 1 Clever Mart (Trắng)
- Giảm giá 67% – Thớt dẻo trắng ECHO 4510679000028
- Giảm giá 45% – Bộ thớt Tre Titi size 23x23x2cm và Kéo cắt gà cho nhà bếp
Rửa thớt như thế này là sai lầm nghiêm trọng nhiều người mắc phải
Nhiều nhà khoa học đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về cách vệ sinh thớt đúng cách để đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn, qua đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thớt có chứa nhiều hơn khoảng 200% vi khuẩn so với bồn cầu.
Hầu hết mọi người đều có thói quen vệ sinh thớt giống như cách chúng ta rửa các thứ khác – nước ấm, nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa. Đây là một cách làm hoàn toàn sai. Nước ấm và nước rửa bát có thể vệ sinh sạch sẽ rất nhiều các dụng cụ khác như bát, xoong… nhưng với thớt thì không.
Chuyên gia Sarah từ trang thông tin Expert Home Tips (bí quyết làm việc nhà của các chuyên gia) giải thích rằng chất tẩy rửa hay nước rửa không thể đi sâu vào bề mặt của thớt để làm sạch những chỗ cần thiết.
Điều này khiến cho các vi khuẩn có hại vẫn có thể bám lại trên thớt và gây ra bệnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một thứ gì đó có tác dụng hơn.
Sarah khuyên “Ngâm thớt vào chất tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng sẽ đảm bảo vô trùng, do đó ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn”.
TÓM TẮT
Những cách để vệ sinh thớt an toàn và hiệu quả
Chanh và muối
Cắt trái chanh làm đôi và vắt nước lên trên bề mặt của thớt, sau đó rắc muối vào những chỗ có nước chanh.
Hỗn hợp chanh muối có tác dụng diệt sạch vi khuẩn bám lại trên bề mặt thớt
Dùng miếng chanh đã cắt, chà xát lên bề mặt của thớt theo hình vòng tròn, cho hỗn hợp chanh muối làm sạch bề mặt thớt. Sau đó rửa thớt dưới vòi nước đang chảy rồi dùng khăn thấm khô. Lặp lại quá trình trên với mặt sau của thớt
Giấm
Rót giấm lên cả hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô. Giấm là chất tẩy rửa cực mạnh, có thể tẩy sạch mùi hôi, khử trùng và làm sạch thớt.
Không đeo găng khi rửa bát: Hỏng tay, rước bệnh
Có rất nhiều chị em lười đeo găng tay khi rửa bát vì lí do cảm giác khó khăn trong khi thao tác khiến bát đĩa rửa không sạch.
Cho trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa
Có rất nhiều người tin rằng, dung dịch rửa bát càng đậm đặc thì hiệu quả làm sạch sẽ càng cao hơn. Do đó, các bà nội trợ thường xuyên cho trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa với hy vọng sự tiếp xúc trực tiếp sẽ làm sạch hiệu quả.
Cách làm này khiến cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa (dù đã rửa sạch và không còn sờ thấy nhờn rít). Sau đó, khi sử dụng chính cái bát đó để đựng đồ ăn, hóa chất có thể sẽ ngấm vào thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình một cách từ từ.
Cho nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa khiến cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa, gây hại tới sức khỏe
Tráng bát đĩa không sạch
Rất nhiều gia đình tráng luôn bát đĩa dưới vòi nước cho đến khi không thấy bọt xà phòng hay sờ hết nhờn rít là thấy ổn. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, hóa chất sẽ còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu chỉ xối qua loa và xoa xoa bằng tay dưới vòi nước. Để làm sạch hẳn, bạn cần tráng ít nhất hai lần nước – lần một vẫn dùng giẻ rửa bát, lần hai bằng tay.
Ngâm bát đĩa lâu trong nước xà phòng
Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng. Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa sạch. Việc này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.
Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi… bằng tre hoặc gỗ trong dung dịch này vì một khi chúng đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch hết được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào tận thớ gỗ vào bám vào thức ăn khi chế biến.
Không đeo găng tay khi rửa bát
Có rất nhiều chị em lười đeo găng tay khi rửa bát vì lí do cảm giác khó khăn trong khi thao tác khiến bát đĩa rửa không sạch. Đây chỉ là lí do ngụy biện khi bạn chỉ cần mua đúng loại găng tay có kích cỡ phù hợp với mình là có thể dễ dàng sử dụng.
Các hóa chất độc hại có trong nước rửa bát sẽ trực tiếp làm hỏng da tay của bạn. Khi đó, đôi tay sẽ trở nên nhăn nheo, thô ráp, thậm chí bị nứt nẻ. Nguy hại hơn nữa, các hóa chất có thể thẩm thấu dễ dàng qua da, xâm nhập vào cơ thể.
Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt vết sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để.
Dùng xà phòng, bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể…
Bí quyết giúp rửa bát sạch mà an toàn
Sử dụng nước nóng
Tẩy vết cháy xoong nồi: Khi xoong nồi cháy sẽ rất khó để rửa sạch bình thường. Lúc này, bạn cần ngâm ngay vào một chậu nước nóng, để nguội một lát rồi dùng bọt biển chà nhẹ nhàng. Trong khi vừa kì cọ, bạn đổ thêm một ít nước ấm để làm mềm thức ăn cháy bám két ở đáy xoong nồi. Sau khi sạch sẽ, rửa lại thật sạch một lần nữa với nước rửa bát.
Khi xoong chảo cháy bạn cần ngâm ngay vào một chậu nước nóng, để nguội một lát rồi dùng bọt biển chà nhẹ nhàng
Tẩy đồ nhựa: Hộp nhựa đựng thức ăn thường bị bám mùi rất khó chịu dù đã dùng nước rửa bát? Không sao! Hãy ngâm vào nước muối nóng một lúc trước khi rửa lại bằng nước rửa bát. Mẹo nhỏ này vừa giúp sạch dầu mỡ mà còn bay hết các mùi thức ăn ám trên đồ nhựa.
Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt…rất dễ bị ẩm, mốc. Để tẩy rửa đồ tre gỗ, hãy ngâm đồ gia dụng nhà bếp trong nước nóng để khử trùng. Làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.
Sử dụng chanh, giấm
Những khe, kẽ trên thớt rất khó để làm sạch và đây sẽ là nơi trú ẩn hoàn hảo của vi khuẩn. Chà xát chanh lên bề mặt thớt trong khoảng 5-10 phút. Axit của chanh sẽ thấm vào trong thớ gỗ, làm bong vết bẩn, diệt vi khuẩn.
Xoong nồi bằng inox, đồng, thiếc sẽ được đánh bóng và trở nên sáng loáng chỉ cần nửa quả chanh. Chanh có tính axit cao, dễ dàng làm mờ hay làm bong các lớp đen dưới nồi. Thêm vào đó, trước khi chà các loại xoong, nồi, nhúng miếng chanh vào muối. Chúng sẽ loại bỏ những chất bẩn không nhìn thấy rõ ở đáy nồi và làm sáng bề mặt.
Chị em có thể tự chế nước rửa bát bằng nửa lát chanh và một chút baking soda. Dung dịch nước rửa bát tự chế sẽ đánh tan mỡ, sáng bóng và không hại da tay.
Xem thêm:
- Giảm giá 51% – Thớt nhựa có chân đa năng
- Giảm giá 45% – Thớt nhựa kháng khuẩn dày 1cm Japan (Trắng)